Bệnh sởi là bệnh phổ biến của trẻ em thường xảy ra vào mùa đông- xuân, nó là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do virut gây ra. Bệnh sởi được truyền nhiễm qua đường hô hấp nên thường lây nhiễm rất nhanh rồi tạo thành dịch và đây cũng là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh sởi vốn là bệnh lành tính nhưng nếu không phát hiện và chữa trị đúng cách thì có thể gây ra biến chứng dẫn đến tử vong. Vì thế, việc các cha mẹ nhận biết dấu hiệu của bệnh sởi sau qua các thời kì là rất cần thiết để có thể phát hiện sớm nhất và chăm sóc con bạn đúng cách.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi
Thời kì ủ bệnh
Nó kéo dài từ 1-2 tuần, trẻ bị sốt nhẹ. Ở thời kì này thì dấu hiện của bệnh không được rõ ràng, nhiều phụ huynh chỉ nghĩ trẻ bị mệt nên bỏ qua.
Thời kì khởi phát
Đây là thời kì dễ lây nhiễm nhất của bệnh, thường được kéo dài từ 3- 5 ngày. Tùy theo thể chất sức khỏe mà trẻ có thể sốt nhẹ hoặc cũng có thể sốt cao 39,5 độ- 40 độ, bên cạnh đó trẻ có thể có hiện tượng co giật, mệt mỏi, đau đầu, cơ, khớp. Trẻ còn có thể bị kết mạc mắt đỏ, sợ ánh sáng, giác mạc cùng mi mắt bị sưng phù. Cũng có trẻ thì bị hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng, viêm thanh quản co rút. Ngoài ra, trẻ còn có thể xuất hiện những chấm nhỏ khoảng 1mm nổi lên trên niêm mạc má, có chấm đỏ, sung huyết ở vị trí ngang với răng hàm thứ nhất, tuy nhiên thì dấu hiệu này thường không bị phát hiện vì diễn ra khá nhanh, chỉ trong vòng 12-18 giờ.
Thời kì phát ban
Ở thời kì này, các nốt ban bắt đầu xuất hiện ở sau tai lan dần đến 2 má, cổ, ngực, bụng chỉ trong 24 giờ. Các nốt ban này sẽ lan đến lưng, bụng, 2 tay và 2 chân trong ngày thứ 2 và 3 của thời kì. Ban sởi có màu hồng nhạt, dạng sần, xen kẽ giữa các da lành, biến mất khi ấn vào và có xu hướng kết dính lại với nhau. Ở thời kì này, tùy theo thể trạng của bé mà các nốt bạn có thể mọc thưa thốt với trường hợp nhẹ cũng có thể mọc dày đặc xuống cả lòng bàn chân, tay, đôi khi có ban xuất huyết cơ thể kèm theo chảy máu mũi, miệng cùng đường tiêu hóa đối với trường hợp nặng.
Thời kì khôi phục
Ban sẽ bay đàn theo đúng trình tự mà nó xuất hiện và để lại những vết thâm đen trên bề mặt da rất đặc trưng gọi là ” vằn da hổ”. Khoảng 1 tuần sau trẻ sẽ không còn dấu vết gì nữa, hết sốt và lại sức dần.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân và triệu chứng bệnh sởi và Chăm sóc sởi ở trẻ em
Hiện tại đang là thời kì bệnh sởi thường hay bùng phát, các bạn nên nhớ được dấu hiệu nhận biết bệnh sởi trên để có thể phát hiện sớm nhất nếu trẻ mắc phải và có phương án điều trị hiệu quả nhất. Bảo vệ bé yêu của bạn bằng cách làm dày thêm kiến thức sức khỏe nào!
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi