Với tâm lý “thừa còn hơn thiếu”, nhiều trường hợp cha mẹ cho trẻ ăn nhiều hơn lượng muối cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Tuy muối là chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu trẻ dung nạp lượng muối lớn có thể gây ư đọng làm rối loạn nhịp tim và phù thũng. Vậy cần thêm bao nhiêu muối vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé là đủ? Hãy cùng tham khảo cách bổ sung lượng muối phù hợp với thức ăn của trẻ dưới đây:
Cách bổ sung lượng muối phù hợp với thức ăn của trẻ
Khi trẻ 6 tháng tuổi
Đây là thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Bạn không nên thêm muối, mắm hay các gia vị khác vào thức ăn cho trẻ. Vì vậy, cách bổ sung lượng muối phù hợp với thức ăn của trẻ các bạn cần chú ý:
Sau thời gian này, nếu ăn bột gạo xay (hoặc khi cho trẻ ăn cháo) thì bắt đầu cho một ít gia vị vào thức ăn cho trẻ. tùy từng món mà bạn có thể thêm muối, hoặc nước mắm, nước tương, đường… Sau khi thịt (cá, bột và cháo) đã chín thì cho muối (nước mắm) trực tiếp vào cháo hay bột. Lưu ý là bạn cần cho gia vị trước khi cho rau và dầu ăn vào. Còn nếu bạn sử dụng bột ăn liền có gia vị sẵn cho trẻ thì không cần thêm bất kỳ gia vị nào khác.
Lượng muối cho trẻ từ 1 đến 18 tuổi
Bạn cần phải lưu ý rằng, trẻ con đang trong giai đoạn phát triển nên vị giác của bé rất nhạy. Nếu bạn thức ăn cho gia vị vừa miệng của người lớn thì đối với bé lại quá mặn.
Với trường hợp sử dụng nước mắn: bạn chỉ nên dùng khoảng 1/3 thìa cà phê cho thức ăn của trẻ lúc đầu tiên, sau đó có thể tăng dần lượng nước mắm.
Lượng muối cho trẻ mỗi ngày như sau:
- Bé 1-3 tuổi: chỉ sử dụng 1,5g/ngày
- Bé 4-8 tuổi: có thể sử dụng 1,9g/ngày. (tăng 0.4g/ngày)
- Bé 9-13 tuổi: sử dụng 2,2g/ngày. (tăng 0.3g/ngày)
- Bé 14-18 tuổi: sử dụng 2,3g/ngày (chỉ tăng thêm 0.1g/ngày)
Ăn nhạt
Cơ thể bé có khả năng điều tiết. Khi cơ thể nạp vào ít muối, cơ thể bé sẽ tự điều tiết theo hướng tiết kiệm natri, không cho thải ra nước tiểu nhiều. Hơn nữa, trong các thực phẩm tự nhiên như thịt, cá, rau, quả… cũng đã có một lượng natri (muối là NaCl). Do vậy, nếu cho bé ăn ít muối hoặc không ăn muối hay nước mắm thì cũng không sợ thiếu muối cho cơ thể.
Ăn mặn
Cho trẻ ăn mặn từ khi còn nhỏ đến khi trẻ trưởng thành, có thể khiến trẻ dễ mắc một số bệnh như:
- Bệnh tăng huyết áp : Theo kết quả nghiên cứu của Trường Đại học California (Mỹ) cho thấy nếu khi còn trẻ chúng ta giảm sử dụng khoảng 3.000 mg muối ăn/ngày thì khi về già có thể giảm được 30% – 43% nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp.
- Bệnh tim mạch, đột quỵ: Nếu trẻ dung nạp lượng muối lớn có thể gây ư đọng làm rối loạn nhịp tim.
Muối iốt
Trường hợp thiếu iốt thể gây ra các vấn đề về sức khỏe như:
- Chậm phát triển, trí tuệ như đần độn: đối với trẻ thiếu iôt trầm trọng.
- Làm giảm khả năng học tập: đối với trẻ thiếu iốt nhẹ.
- Bướu cổ: đối với người thiếu I-ốt
- Làm tăng nguy cơ sảy thai: đối với phụ nữ mang thai thiếu iốt
Ai cũng có thể sử dụng nên muối iốt vì nó có độ an toàn cao, chi phí thấp. Đây được xem là lựa chọn hợp lý và hiệu quả nhất trong hành trình lâu dài loại trừ các rối loạn do thiếu iốt gây ra đối với con người.
Bài viết liên quan
Cách bổ sung lượng muối phù hợp với thức ăn của trẻ mỗi ngày là điều rất cần thiết đối với các bậc phụ huynh. Do đó, khi dùng bất cứ thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn nào cho trẻ như bim bim, xúc xích, mì ăn liền…cho bé, phụ huynh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thông số về lượng muối ghi trên bao bì sản phẩm. Từ đó, cha mẹ có thể sử dụng lượng gia vị phù hợp cho thức ăn của trẻ, nhưng vẫn luôn nhớ phải nhạt. Cho bé ăn mặn lâu ngày sẽ tạo thói quen không tốt.
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi