“3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, 9 tháng lò dò tập đi” từ 12 tháng tuổi trẻ bắt đầu “ê, a” những từ ngữ đầu đời. Là cha mẹ, khi được chứng kiến từng giai đoạn phát triển của trẻ đến khi trẻ có thể gọi cha, gọi mẹ chính là những giây phút hạnh phúc vô bờ bến. Thế nhưng, lại có những trẻ “ba tuổi không chịu nói”, mang đến sự lo lắng, thậm chí là sợ hãi cho các bậc phụ huynh, có thể là bé tự kỉ dẫn đến chậm nói nhưng cũng có thể là bé sẽ không có khả năng giao tiếp nữa. Vậy những dấu hiệu nào phát hiện sớm trẻ chậm nói và phải làm gì khi trẻ chậm nói, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Cách xử lý khi trẻ chậm nói

Làm gì khi trẻ chậm nói?
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Hiện tượng trẻ chậm nói không còn là vấn đề lạ và hiếm trong xã hội. Cuộc sống hiện đại cùng với sự bùng nổ của công nghệ là một trong những nguyên nhân góp phần không hề nhỏ đến sự chậm nói ở trẻ. Nhiều bậc cha mẹ thường cho trẻ xem TV hay dùng smartphone để bé ngồi yên, ăn ngoan hay mình rảnh làm việc nhà. Khi xem TV và sử dụng điện thoại thông minh, trẻ không cần phải nói, không cần suy nghĩ, chỉ ngồi yên và nhìn, đưa tay chỉ, chạm vào màn hình dần tạo thói quen lười nói và ngại giao tiếp ở trẻ.
Tuy là nguyên nhân phổ biến gây ra chứng chậm nói ở trẻ nhưng sự ảnh hưởng của công nghệ thông tin không phải là nguyên nhân duy nhất. Đôi khi những trục trặc trong vòm miệng, như tổn thương lưỡi, hở hàm ếch, dây hãm ngắn,..lại là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Cha mẹ cần phát hiện sớm, cho trẻ tới gặp bác sĩ để tìm cách khắc phục.
Trục trặc trong khả năng nghe cũng thường có liên quan đến việc chậm nói, đó là lý do vì sao trẻ nên được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra khi có vấn đề về nói. Trẻ khó nghe cũng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu, bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.
Dấu hiệu cho thấy trẻ mắc chứng chậm nói

Nên theo sát trẻ, để ý về mặt giao tiếp của trẻ trong giai đoạn từ 12 đến 24 tháng tuổi, lúc này là giai đoạn trẻ học nói và bắt đầu muốn giao tiếp với mọi người. Nếu thấy trẻ có những biểu hiệu sau, cha mẹ cần cảnh giác bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo chứng chậm nói ở trẻ mà bạn không biết:
– Không sử dụng điệu bộ, cử chỉ, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye bye khi được 12 tháng tuổi.
– Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi.
– Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi.
– Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản.
Trong giai đoạn 2-3 tuổi phụ huynh nên đưa bé đi khám nếu phát hiện các dấu hiệu trẻ chậm nói sau:
– Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ.
– Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu.
– Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản.
– Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé hoặc bắt chước tiếng con vật trong phim).
– Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.
Phải làm gì khi trẻ mắc chứng chậm nói?
- Đọc cho trẻ nghe, bắt đầu từ lúc 6 tháng, những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước cử động, hoặc có các hình hoa văn để trẻ có thể chạm vào.
- Tận dụng mọi tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và bộc lộ ngôn ngữ.
- Mặt khác, bạn cũng nói liên tục nếu có thể. Giải thích cho trẻ những hiện tượng, sự vật sự việc xảy ra xung quanh bé.
- Dành nhiều thời gian chuyện trò với bé, hạn chế cho bé sử dụng tivi, điện thoại và các đồ chơi công nghệ khác.
Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt nếu trẻ nhà mình bị chậm nói. Do giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó điều trị.Hãy hành động sớm để ngăn chặn nguy cơ chậm nói ở trẻ, để bé yêu của bạn có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh.
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi