Thời tiết nắng nóng, oi bức là nguyên nhân chính khiến bé bị rôm sảy. Những nốt rôm mần đỏ khắp người khiến bé yêu cảm thấy thật khó chịu? Vậy chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh bằng cách nào an toàn và hiệu quả. Cùng tham khảo bài viết sau để tìm câu trả lời nhé.

Chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh bằng cách nào?
Cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh
Tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, vì thế thế mà từ xưa đến nay người ta đã biết áp dụng rất nhiều phương pháp dân gian trị rôm sảy. Cụ thể là việc sử dụng mướp đắng và lá chè xanh, đây là 2 nguyên liệu trị rôm sảy hiệu quả nhất. Để thực hiện bạn làm như sau.
– Chuẩn bị 2 quả mướp đắng rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Sau đó, thái mỏng rồi cho vào nồi nước đun sôi khoảng 10 phút nhé. Các mẹ lấy nước mướp đắng này pha ra để tắm cho con. Tắm liên tiếp 2-3 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
– Đối với cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh bằng tắm bằng lá chè xanh cũng tương tự, các mẹ rửa sạch lá và ngâm vào nước muối. Sau đó cho lá vào nồi nước đun sôi và dùng nước lá chè xanh để tắm cho con mỗi ngày.

Lưu ý khi điều tri rôm sảy cho trẻ sơ sinh
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát. Nên sử dụng quần áo cotton loại vải thấm hút mồ hôi.
- Trước khi sử dụng các loại nguyên liệu tự nhiên bạn cần vệ sinh và ngâm nước muối sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.
- Sử dụng các thực phẩm có tính mát để phòng tránh rôm sảy từ tận bên trong.
Trẻ sơ sinh bị rôm sảy khi nào cần đưa đến gặp bác sĩ?
Tình trạng rôm không phải vấn đề quá nguy hiểm, thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp đặc biệt phải cho bé đi gặp bác sĩ đấy nhé.
- Rôm sảy kéo dài trên 3-4 ngày mà không có dấu hiệu suy giảm. Ngược lại những vùng da bị rôm sảy ngày càng nặng hơn, gây nhiều tổn thương da.
- Vùng da rôm sảy cho triệu chứng nóng đỏ, sưng tấy,…
- Vùng bị rôm có dấu hiệu lên mủ.
- Xuất hiện hạch ở cổ, nách, bẹn,…
- Trẻ bị rôm, kèm theo sốt và hơi cảm thấy ớn lạnh.

Những biến chứng do rôm sảy
Bên cạnh cách chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh bằng cách nào, thì các trường hợp rôm đặc biệt, nếu kéo dài còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đấy nhé.
- Rôm sảy gây nhiễm trùng da: Tình trạng rôm sảy thường gây ra ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này bé thường dùng tay để gãi khiến các nốt rôm bị trầy xước, tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng và tạo mủ. Đặc biệt nếu tình trạng này quá nặng, nó có thể dẫn tới nhiễm trùng huyết.
- Viêm da mãn tính: Rôm sảy khiến da bé trở nên nhạy cảm, nếu lúc này các mẹ không chăm sóc làn da cho bé cẩn thận, khó có thể tránh khỏi nguy cơ đối mặt với viêm da mãn tính.
- Trẻ bị sốc phản vệ: Là một trong những biến chứng nguy hiểm của rôm sảy cha mẹ nhất định phải biết. Bởi khi trẻ bị rôm sảy rất dễ bị sốc do nóng, điều này gây ra các dấu hiệu như: Đau đầu, nôn mửa, mạch đập nhanh, tụt huyết áp,… Nếu mẹ không xử lý sớm, không cho bé mặc quần áo thoáng mát, có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ. Điều này có thể gây tử vong cho bé, rất nguy hiểm.
Xem thêm bài viết khác:
- Nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ em
- Kinh nghiệm chăm con khi lần đầu làm mẹ
- Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Hi vọng những thông tin trên đây, các mẹ sẽ biết chữa rôm sảy cho trẻ sơ sinh bằng cách nào an toàn và hiệu quả nhé. Tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra với bé, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bé yêu. Chúc các mẹ và bé luôn khỏe mạnh, và đừng quên ghé thăm trang web thường xuyên hơn để cập nhật được nhiều thông tin hữu ích về chăm sóc con nhỏ nhé
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi