Hôi miệng là một chứng bệnh ở răng miệng khá phổ biến, khiến người bị mắc chứng hôi miệng cảm thấy mất tự tin trong giao tiếp và trong đời sống hàng ngày, không những gây khó chịu tự ti cho bản thân mà còn gây khó chịu cho người xung quanh. Vậy cách điều trị hôi miệng là gì? Dưới đây là hướng dẫn cách phòng và điều trị chứng hôi miệng.
Cách phòng và cách điều trị hôi miệng
Cách phòng chứng hôi miệng
- Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, để miệng luôn ẩm ướt, tránh khô miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa vệ sinh sạch sẽ răng miệng, lấy hết mảng thức ăn bám ở kẽ răng, không nên dùng tăm tre để xỉa răng bởi vì nó khiến cho răng bị tách thưa dần và cũng không làm sạch được hết các kẽ răng khít quá.
- Đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, kem đánh răng nên có thành phần là flo, canxi, muối giúp răng chắc khỏe và trắng sáng hơn, lại diệt khuẩn làm sạch răng. Lưu ý nên thay bàn chải đánh răng sau 3 tháng.
- Làm sạch lưỡi nếu thấy lưỡi có bựa trắng nhiều: dùng gạc sạch tẩm nước muối pha loãng (nước muối sinh lí NaCl 0,9%) bọc quanh 1 ngón tay và dùng ngón tay đó lau vào lưỡi cạo sạch các mảng bám trắng đó hoặc sử dụng que cạo lưỡi để làm sạch lưỡi.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào và sử dụng các chất kích thích … để giảm sự hôi miệng.
- Sử dụng nước súc miệng bạc hà hoặc nhai kẹo cao su không đường vừa giúp tập luyện cơ miệng khỏe mạnh vừa làm giảm hôi miệng.
- Khám nha sĩ định kì 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các bệnh về răng nướu và điều trị sớm.
Cách điều trị hôi miệng
Dựa vào nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng của bạn mà có cách điều trị hôi miệng thích hợp:
Loading...
- Chăm sóc răng miệng: Chải răng mỗi ngày 2-3 lần, làm sạch các mảng bám thức ăn bám vào các kẽ răng bằng chỉ nha khoa, trong lúc đánh răng bạn có thể dùng bàn chải chải nhẹ vào lưỡi để làm sạch các bựa trắng bám ở lưỡi, điều này giúp giảm hôi miệng hiệu quả.
- Nếu hôi miệng do việc bạn bị viêm nhiễm về răng nướu hoặc viêm nhiễm về đường hô hấp, bệnh đường tiêu hóa … thì cần điều trị khỏi các bệnh này đồng thời kết hợp với việc chăm sóc răng miệng.
- Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày, tăng cường ăn rau xanh và hoa quả tươi, các loại hoa quả có chứa chất chống oxi hóa và vitamin C như cam, quít, táo …
- Nhai kẹo cao su hoặc sử dụng nước súc miệng có chứa chất chlohexidine gluconate (Peridex, Perio-Gard) hoặc hóa chất cetylpyridinium chloride, benzethonium chloride, sodium bicarbonade, zinc chloride tác dụng giảm hôi miệng hiệu quả.
- Nếu sử dụng răng giả thì cần tháo bỏ răng giả đánh làm sạch nó mỗi ngày, ngâm trong dung dịch nước sát trùng qua đêm để làm sạch răng giả.
- Tránh sử dụng thuốc lá, thuốc lào và các chất kích thích cà phê …
Trên đây là cách phòng và điều trị chứng hôi miệng mà các bạn nên biết và có chế độ chăm sóc răng miệng hiệu quả. Chúc các bạn luôn có nụ cười đẹp nhất, giao tiếp tự tin nhất.
Loading...