Insulin là một hoóc-môn do tế bào tụy tiết ra, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát chuyển hóa các chất đường, đạm và mỡ trong cơ thể con người, trong đó quan trọng nhất là việc làm giảm lượng đường trong máu, kiểm soát đảm bảo sự cận bằng giữa đường trong máu, nếu không có insulin tính mạng cơ thể sẽ bị đe dọa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về insulin chữa bệnh tiểu đường.
Tìm hiểu về insulin chữa bệnh tiểu đường
Phân loại insulin
Insulin được chia làm 3 loại:
- Insulin tác dụng nhanh (actrapid).
- Insulin tác dụng bán chậm (NPH – Insulin lente).
- Insulin tác dụng rất chậm (IPZ Ultra – lente).
Đường dùng
Insulin là một loại protein nên khi uống vào đường tiêu hóa sẽ bị phân hủy, vì vậy phải dùng theo đường tiêm. Thông thường là tiêm dưới da, cũng có thể tiêm bắp (ít dùng). Trong trường hợp cấp cứu có thể tiêm đường tĩnh mạch.
Liều tiêm insulin
Do bác sĩ chỉ định, liều tham khảo(cơ địa mỗi người là khác nhau, vì thế cần phải tuyệt đối nghe theo chỉ định của bác sĩ):
- Liều insulin cần thiết ở những bệnh nhân ĐTĐ týp 1 từ 0,5 – 1,0 UI/kg cân nặng. Liều khởi đầu thường từ 0,4 – 0,5 UI/kg/ngày. Liều thông thường 0,6 UI/kg, tiêm dưới da 1-2 lần trong ngày. Sau đó, căn cứ trên kết quả đường huyết mà tăng hoặc giảm liều insulin từ 1 – 2 UI/lần.
- Liều insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2: khởi đầu từ 0,2 UI/kg/ngày. Thường 0,3 – 0,6 UI/kg/ngày.
- Liều insulin nền 0,1 – 0,2 UI/kg.
Biến chứng của insulin
- Hạ đường huyết do dùng thuốc quá liều, do vận động quá mức, do bỏ bữa ăn.
- Loạn dưỡng mỡ do insulin.
- Kháng insulin.
- Dị ứng tại chỗ tiêm bị viêm đỏ, sưng, cứng.
Cách bảo quản insulin
Insulin được bảo quản ở nhiệt độ 4 – 8oC, vì vậy nên cất insulin trong ngăn mát (ngăn chứa trái cây) của tủ lạnh.
Trên đây Suckhoe9.com đã chia sẻ các tìm hiểu về insulin chữa bệnh tiểu đường giúp các bạn nhìn nhận rõ hơn về insulin chữa bệnh.
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi