Từ lâu,sữa đã trở thành thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống của con người, nhưng việc sử dụng sữa như thế nào mới đúng thì không phải ai cũng biết, điều này khiến cho nhiều người sau khi uống sữa lại bị đầy bụng, khó chịu, không hấp thu được dinh dưỡng trong sữa. Dưới đây là những lưu ý khi uống sữa mà các bạn nên biết.
Lưu ý khi uống sữa
Không nên uống sữa vào buổi sáng
Có một thực tế khá phổ biến là rất nhiều người thường uống một cốc sữa trước khi ra khỏi nhà thay cho bữa sáng quan trọng. Đây là cách làm sai lầm bởi trong sữa có hàm lượng đạm, protein cao nên khi sử dụng sữa để xua tan cơn đói sẽ hoàn toàn vô hiệu. Đó là còn chưa kể trong sữa có chứa hai chất gây ngủ trong đó có một chất là tryptophan, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới công việc và học hành của bạn. Thời điểm lí tưởng để bạn uống sữa là vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ nửa tiếng. Nếu bạn vẫn có ý định uống sữa vào bữa sáng thì nên ăn kèm với các loại thực phẩm có chứa tinh bột như bánh mì, bánh quy,bánh bao,cơm…
Uống sữa vừa đủ, không uống chung với nước chè và thuốc trị bệnh
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống sữa chung với nước chè hoặc thuốc trị bệnh sẽ vừa làm giảm tác dụng của thuốc mà các chất dinh dưỡng ở sữa cũng không hấp thu được vào cơ thể, những protein trong sữa có thể bị kết tủa trong dạ dày gây đầy bụng, khó tiêu, có khi còn gây ngộ độc …
Theo nghiên cứu của các chuyên gia,uống quá nhiều sữa sẽ khiến trẻ em bị táo bón,thiếu máu,béo phì… còn người trưởng thành,đặc biệt là đàn ông là đối tượng rất dễ mắc chứng ung thư tiền liệt tuyến. Vì thế hãy cung cấp sữa cho cơ thể với số lượng vừa phải với trẻ 1-3 tuổi, chúng cần 400-500ml sữa còn người trưởng thành,thiếu niên, 400ml sữa một ngày.
Đun sữa đúng cách
- Đối với sữa đóng trong hộp,nếu muốn làm ấm sữa,bạn chỉ cần thả hộp sữa đó vào cốc nước nóng rồi để một lúc là có thể sử dụng được.
- Với các loại sữa tươi cần phải đun để khử vi khuẩn thì tốt nhất là đun cách thủy, cách làm này sẽ giúp các vitamin trong sữa được giữ lại một cách hiệu quả nhất. Nhưng nếu không thể đun cách thủy, khi đun trực tiếp trên bếp,bạn để lửa to,khi sữa sôi thì lập tức tắt bếp. Trước khi đổ sữa vào đun, bạn nên tráng qua nồi bằng chút nước để tránh tình trạng các protein bị chìm xuống và dính vào đáy nồi gây ra việc sữa bi cháy khét. Để sữa không bị trào ra khi sôi,bạn hãy quét lên viền thành nồi một lớp bơ mỏng.
- Không đun sữa quá lâu vì làm như vậy sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong sữa không còn.
- Cho đường (không phải là đường đỏ) vào sữa khi sữa vừa ấm bởi nếu cho vào lúc sữa đang nóng, lysine có trong hai thứ này sẽ phản ứng với nhau trong nhiệt độ cao,tạo ra lysine gốc glucose-một chất có hại cho sức khỏe.
Uống sữa từ từ, chậm rãi
Với những người đường tiêu hóa kém,khi uống sữa với ngụm to,sữa bò sẽ tiếp xúc trực tiếp với axit dạ dày ,tạo thành những mảng kết protein tính axit dẫn tới tiêu chảy, chướng bụng . Do đó,để cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách hiệu quả,bạn nên uống từ từ với lượng vừa phải để nước bọt kịp trung hòa với sữa.
Cẩn thận khi uống sữa với hoa quả
Có không ít trường hợp nghĩ rằng,cho nước cam,chanh vào sữa sẽ làm tăng giá trị dinh dưỡng trong cốc sữa nhưng thực tế lại đối lập hoàn toàn. Lí do là vì nước cam,chanh đều thuộc loại nước uống có acid AHA cao. Loại acid này sẽ làm giảm giá trị của sữa khi gặp protein trong đó. Trong vòng 1 tiếng sau khi uống sữa,bạn không nên ăn hoa quả,uống nước ép trái cây vì vài thành phần trong hoa quả,nước ép sẽ làm một vài loại protein có trong sữa bị kết mảng trong dạ dày,gây ra việc khó hấp thụ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Với những lưu ý khi uống sữa hi vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn và cách sử dụng sữa đúng đắn giúp hấp thu được chất dinh dưỡng tốt nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh.
mình vưà uống sưã song nhưng tiện đó mình lại uống luôn thuốc thế có nghiêm trọng lắm không hả bạn
Không quá nghiêm trọng nếu đó là thuốc thông thường, nhưng tác dụng của thuốc sẽ bị giảm hoặc mất đi khi uống kết hợp với sữa