Không ít các ông bố bà mẹ phải đau đầu khi những đứa trẻ yêu quý của họ quậy phá, khóc lóc, họ luôn phải chạy theo dỗ dành, và dù mắng chúng như thế nào thì chúng cũng cứ nũng nịu đòi hỏi, khó nghe lời bạn. Bạn nhìn thấy đứa trẻ nhà hàng xóm thật ngoan, biết nghe lời, và có cử chỉ hành động thật ngoan ngoãn, bố mẹ chúng chỉ cần nói một câu nhẹ nhàng nhưng chúng lại nghe lời một cách vui vẻ, còn con bạn thì ngược lại. Họ có phương pháp dạy con ngoan là gì vậy? hãy cùng tìm hiểu phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi các bạn nhé.
Phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi
Hãy biết nói “không”
Bạn thấy không, những bà mẹ tây luôn nói với con họ là “No, no” và bọn trẻ ngay lập tức vui vẻ và chấp nhận không làm trái điều bố mẹ chúng đã nhắc, còn con bạn thì ngược lại, dù bạn nói không nhưng chúng vẫn cứ tiếp tục làm những điều chúng muốn. Bạn biết vì sao không? cùng là một cách từ chối đòi hỏi của con cái nhưng lời nói của một bà mẹ tây lại có trọng lượng gấp nhiều lần lời nói của bạn đối với bọn trẻ. Đơn giản vì họ biết cách từ chối một cách thẳng thắn, chắc chắn, còn bạn thì không đâu, không phải cứ nói mắng to tiếng với trẻ con thì chúng mới nghe theo, hãy thay đổi cách từ chối, nói “không” với một giọng điệu vừa phải, chắc chắn, đanh thép, dù chúng đòi hỏi, nũng nịu bạn cũng cần cương quyết từ chối và tỏ thái độ rõ ràng như vậy bọn trẻ mới nhận ra nếu bố mẹ đã nói “không” thì phải chấp hành.
Tôn trọng trẻ
Bạn nên biết, trẻ con như một tờ giấy trắng, bạn vẽ gì lên đó thì tờ giấy sẽ có hình như vậy, nếu như bạn không muốn sau này con bạn nói “bố/mẹ tránh ra” nếu bạn làm vướng đường chúng, thì lúc này bạn nên nói với trẻ một cách tôn trọng với giọng điệu nhẹ nhàng”con làm ơn tránh đường cho bố/mẹ với”, trẻ sẽ học theo bạn ngay lập tức, lần sau nếu một việc tương tự xảy ra trẻ sẽ biết cách cư xử lịch sự và tôn trọng người khác.
Dạy trẻ tính kiên nhẫn
Hãy biết lắng nghe trẻ nói, trẻ thể hiện, sự thích thú của trẻ, mong muốn của trẻ, nhưng không nên thực hiện tất cả các mong muốn của trẻ.
Ví dụ không nên cho trẻ ăn uống vô tội vạ, hãy cho trẻ biết rằng lúc nào được ăn và lúc nào không được ăn, giờ này phải ăn cơm, giờ này được ăn vặt, nếu trẻ vừa ăn xong mà đòi ăn vặt luôn thì bạn nên cho trẻ chơi các thứ khác vui vẻ để trẻ quên đi sự thèm ăn vặt lúc này, đồng thời ra hình phạt nếu còn đòi vậy thì sau sẽ không mua đồ ăn vặt cho trẻ nữa, về sau trẻ sẽ ngoan ngoãn, có kỉ luật hơn và thực hiện theo cách bạn đã đưa ra, trẻ cũng sẽ biết kiên nhẫn chờ đợi để tới giờ ăn vặt, và trẻ biết cách tạo sự chú ý của bản thân qua cái khác để tạm thời quên đi sự ham muốn ăn vặt.
Hoặc nếu như người lớn đang nói chuyện, trẻ chạy vào nói xen vào giữa người lớn, hãy nói “chờ mẹ 2 phút nhé, mẹ đang bận nói chuyện với cô / chú chưa xong”. Cách nói này vừa tế nhị, vừa cứng rắn, để trẻ biết rằng chúng phải chờ đợi để nói chuyện sau.
Giáo dục trẻ ngoan thì bản thân phải làm đúng
- Trẻ con sẽ dễ dàng học theo những gì nó biết, bạn phải biết dạy trẻ những câu nói xin lỗi, cảm ơn, xin chào, tạm biệt, và ngay bản thân bạn cũng nên nói những từ đó đúng lúc để trẻ học theo.
- Trẻ mắc lỗi thì phải nghiêm khắc nhắc nhở và trừng phạt.
- Gần gũi nhưng luôn nhắc nhở trẻ biết rằng cha mẹ mới là người có quyền quyết định.
- Nói “không” khi cần thiết để trẻ biết cách đối diện và chấp nhận khi bị cha mẹ từ chối.
Với những phương pháp dạy con ngoan của bà mẹ giỏi, hi vọng các bà mẹ có thể dạy trẻ ngoan ngoãn hơn. Chúc các bà mẹ thành công.
Minh cung da tim hieu cach day con rat nhieu va minh cung ap dung va con minh cung co ve ngoan hon nhung minh that su that met moi khi con m hay khoc ma minh do ko bao gio nin ca chi doi toi luc khoc chan thi thui.m ko biet lam sao
Sumo nhà mình gần 2 tuổi.Rât ngang bướng không chịu nghe lời va khóc nhè suốt.Minh phải làm sao dây?
Vậy bạn nên nghiêm khắc với con hơn, nếu bé khóc nhè thì hãy nói nhẹ nhàng nhưng quyết đoán kiểu như ” nếu con còn khóc không nghe lời mẹ thì mẹ sẽ không nói chuyện với con nữa hoặc không quan tâm tới con nữa ” nếu trẻ ngoan thi thôi, còn nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc hoặc không nghe lời thì bạn đi ra chỗ khác kệ trẻ, lúc đó bé có khóc to hơn bạn cũng mặc kệ, sau bé biết sẽ rút kinh nghiệm và không vòi bạn nữa.
mình biết trẻ con như tờ giấy trắng, mình vẽ gì thì nó thể hiện như thế đấy, rát buồn vì không biết mình không biết cách dạy con hay vì con mình quá ngang bướng, mình có 2 bé trai 7 tuổi và 9 tuổi. thương cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi, ông bà mình thường nói vậy nhưng dạy con bằng roi vọt có nên chăng?
Toi khong biet lam the nao voi thang con dang hoc lop 10 nua, no ve gap tôi va bao rang se khong di hoc them tieng anh ,sau do no di choi dien tu ca buoi khong ve, toi rat buon vi thay minh khong the bao ban con minhh duoc nua, cac me co cach nao giup toi voi.
Bạn nên nhẹ nhàng trò chuyện, nói rõ cho con hiểu, không nên mắng hoặc chửi vì trẻ rất dễ bị kích động. Có thể kết hợp với cô giáo tìm biện pháp thích hợp.
Con mình gần 3 tuổi,bé dạo này rất bướng và hay mè nheo đòi theo ý thích,toàn làm ngược với những gì người lớn nói.nịnh có,quát có,đánh cũng có nhưng k làm sao để con ngoan hơn.ngày nào cũng như ngày nào,con cứ phải khóc thì đó mới là con.mình thực sự bất lực và mệt mỏi.cứ thế này mãi mình sợ mình sẽ trở thành bà mẹ bạo lực trong mắt con và con sẽ trở nên li lợm hơn.mà đánh con xong thì hối hận vô cùng.ai có cách gì giúp mình!
3 tuổi là thời điểm trẻ đang học và muốn tìm hiểu, cảm nhận vạn vật xung quanh. Hơn nữa, đây là lứa tuổi chúng bắt đầu có những hành động “phản loạn”. Vì vậy bạn cần phải nhẹ nhàng và thật bình tĩnh khi đối phó với những đòi hỏi vô lý của trẻ. Bạn cần nhớ những quy tắc sau:
– Không đánh, chửi hay mắng trẻ: Trẻ con có tâm hồn rất nhạy cảm,cho nên nếu bạn có những hành vi “bạo lực” với trẻ thì chúng sẽ cho rằng bạn không thương chúng nữa. Lần đầu tiên có thể chúng sẽ sợ bạn nhưng lần thứ 2,3,4,..n chúng sẽ trở nên chai lì và không còn sợ nữa.
– Nói không hoặc làm phép trao đổi: Nếu chúng đòi mua một cái gì đó, hãy nhẹ nhàng giải thích và khuyên bảo chúng. Chẳng hạn “Hôm nay mẹ không mang đủ tiền để mua rồi, ngày mai mẹ sẽ mua cho con nhé” hoặc “Nếu tối nay con ăn hết 2 bát cơm thì mẹ sẽ mua cho con/Nếu con giúp mẹ làm việc nhà thì mẹ sẽ mua cho con”…Còn nếu trẻ vẫn cứ đòi và khóc, bạn đừng nói gì với trẻ cả, hãy im lặng, mang chúng về nhà và để cho chúng khóc. Bởi nếu khi chúng khóc mà bạn mua luôn thứ đồ đó thì lần sau chúng sẽ lại tiếp tục, cho nên bạn phải để chúng hiểu rằng dù có khóc cũng không được gì.
– Làm gương cho trẻ: Tâm hồn trẻ em rất trong sáng, chúng thường quan sát những gì người lớn làm, nói và học theo. Do đó, bạn hãy trở thành tấm gương sáng cho trẻ học tập theo. Đơn giản nhất như nói lời cảm ơn, xin lỗi, chào hay bỏ rác vào thùng rác.
– Tôn trọng và nghe ý kiến của trẻ: Khi trẻ muốn kiên quyết làm một điều gì đó thì chắc chắn là phải có lý do, vì vậy bạn hãy nghe xem chúng muốn gì. Nếu mong muốn đó là hợp lý thì hãy giúp chúng thực hiện. Nếu vô lý hãy giải thích cho chúng hiểu.
– Khen con: Trẻ rất thích được khuyến khích và khen ngợi khi chúng hoàn thành một việc gì đó. Vì vậy đừng tiếc lời khen ngợi chúng nhé.