Như chúng ta đã biết, muối là thực phẩm vô cùng quý giá và có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và sự sống. Hàng ngày, thông qua các hoạt động của cơ thể nên lượng muối bị mất đi (qua nước tiểu, mồ hôi, nước mắt,…) đòi hỏi phải được bù đắp. Tuy nhiên do muối là thực phẩm rẻ và dễ có, dễ ăn tạo vị ngon cho miệng nên đã gây ra thói quen ăn mặn ở một số người dẫn đến những tác hại vô cùng nghiêm trọng. Chính vì thế suckhoe9.com sẽ chỉ cho các bạn thấy tác hại của ăn nhiều muối và cách hạn chế thói quen không tốt này.
Tác hại, cách hạn chế ăn nhiều muối
Số lượng muối cơ thể cần trong 1 ngày
Lượng muối trong cơ thể một người bao nhiêu là đủ? Để giữ lượng muối trong cơ thể ổn định mỗi người cần:
- Người lớn: 5,4g/ngày;
- Từ 14-17 tuổi: 4,5g/ngày;
- Từ 11-13 tuổi: 3g/ngày;
- Từ 7-10 tuổi: 2,5g/ngày;
- Từ 4-6 tuổi: 2,3g/ngày.
Tuy nhiên thực tế, nhiều người lại có thói quen ăn vượt mức chỉ số nêu trên rất nhiều dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Tác hại của ăn nhiều muối kéo dài
- Bệnh cao huyết áp: Người có tiền sử cao huyết áp mà vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến những nguy cơ tai biến khôn lường;
- Bệnh tim: Ăn mặn sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên rồi dẫn đến bị suy tim. Nếu bạn phát hiện và giảm ăn muối thì tim thất trái sẽ trở lại bình thường.
- Bệnh suyễn: Những bệnh nhân bị suyễn nếu ăn nhiều muối thì cơn suyễn sẽ nặng nề và thường xuyên hơn, có thể dẫn đến đột tử nếu vẫn duy trì thói quen đó.
- Bệnh thận: Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
- Bệnh xương khớp: Ăn muối nhiều, uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.
- Bệnh tiêu hóa: Dùng muối nhiều hàng ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày so với người ăn khẩu vị bình thường rất nhiều.
- Tuổi thọ: Người ăn mặn cũng có sẽ có tuổi thọ thấp hơn người ít ăn mặn rất nhiều nữa đấy.
Cách hạn chế ăn muối để phòng bệnh
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng hộp sẵn: đồ hộp, thực phẩm ướp sẵn gia vị, mì ăn liền, bánh quy mặn, lạc rang mặn, lạp xưởng, cá thịt khô muối, các loại mắm, các loại gia vị bột ngọt, các món ăn chế biến từ muối (muối sả, muối vừng, muối lạc,…); đối với thực phẩm đã ướp sẵn gia vị nên rửa qua trước khi nấu;
- Nên ăn thực phẩm tươi sống, nêm ít muối, chấm ít muối.
- Chọn loại nước mắm: nhiều đạm, ít muối để ăn; khi ăn nước mắm chỉ nên chấm nhẹ, không nên chấm ngập, không chan vào cơm để góp phần hạn chế;
- Các mẹ nội trợ nên nấu ăn nhạt hơn một chút dần dần tập thói quen cho cả nhà và tuyệt đối không nêm muối quá mức cần thiết;
- Không để thêm lọ muối, lọ nước mắm trên bàn ăn đề phòng cảm giác “thèm ăn mặn” và tiện tay lấy sử dụng;
- Hãy tập cho các bé thói quen ăn nhạt từ nhỏ để bảo vệ sức khỏe của bé yêu nhé.
Việc ăn mặn hàng ngày như một thói quen tưởng chừng đơn giản nhưng thật ra hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng, qua bài này các bạn đã biết thêm về tác hại của ăn nhiều muối và cách hạn chế, vậy nên hãy hạn chế muối vừa phải trong bữa ăn hàng ngày, ăn nhạt sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe cho bạn và cả gia đình. Tuy nhiên nó không đồng nghĩa với việc là loại bỏ hoàn toàn muối trong bữa ăn vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Hãy ăn một liều lượng phù hợp để bảo vệ sức khỏe là vốn quý nhất của chúng ta nhé.
Lưu ý: Các bình luận sẽ được duyệt trước khi đăng và trả lời. Vui lòng bình luận bằng tiếng việt có dấu, tuân thủ đúng quy định của chúng tôi